Khi mới bắt đầu, bạn gần như sẽ PHẢI mắc lỗi
Điều này thường được đưa ra để biện minh cho câu “Sai lầm cũng không sao”. Lý do là sai lầm là một phần của quá trình học tập, do đó không có lý do gì để tránh chúng.
Thực tế:
Mặc dù bạn không thể loại bỏ hoàn toàn lỗi sai nhưng bạn có thể nói và viết với rất ít lỗi, ngay cả khi bạn là người mới bắt đầu.
Bí quyết là tập trung vào input trước output. Nếu bạn làm theo những ví dụ điển hình (tức là xây dựng câu từ những cụm từ và mẫu chính xác mà bạn đã đọc trong sách hoặc nghe từ người bản xứ) và tránh những cụm từ “không chắc chắn” (những cụm từ có thể không chính xác), bạn sẽ hạn chế tỉ lệ mắc lỗi gần như bằng 0.
Điều này có nghĩa là:
- Bạn không nên mở miệng cho đến khi nhìn/nghe đủ nhiều những câu đúng để xây dựng câu của riêng mình một cách chính xác. Nếu bạn không thể không mắc lỗi, hãy dành toàn bộ thời gian để thu thập thông tin đầu vào(đọc và nghe).
- Bạn nên tra cứu mọi thứ trên Web và từ điển trước khi viết một câu để đảm bảo rằng nó đúng.
- Nếu bạn không hoàn toàn chắc chắn và không thể kiểm tra xem điều bạn định nói (hoặc viết) có đúng hay không thì đừng nói (hoặc viết) điều đó. Nếu không, bạn có thể dạy cho mình một cụm từ không chính xác
- Khi đọc hoặc nghe, hãy chú ý đến các chi tiết như trật tự từ, mạo từ, giới từ và thì. So sánh các câu trong tiếng nước ngoài với các câu tương đương trong tiếng mẹ đẻ của bạn. Hãy chú ý xem chúng khác nhau như thế nào. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra phần nào trong câu của bạn có thể sai (Hoặc bạn chỉ cần nghe đủ câu đúng thì tự bản thân cũng có thể tạo ra một câu đúng).
Những kỹ thuật trên giúp bạn tránh phát triển những thói quen xấu mà sau này rất khó chữa. Nếu đủ cẩn thận và kiên nhẫn, bạn có thể học với rất ít lỗi và dần dần có khả năng sử dụng ngày càng nhiều cụm từ mà bạn hoàn toàn chắc chắn cho đến khi bạn có thể diễn đạt bất cứ điều gì bạn muốn bằng tiếng nước ngoài một cách chính xác và trôi chảy.