Tại sao bạn nên tránh phụ thuộc vào quy tắc ngữ pháp
bởi Tomasz P. Szynalski
Đây là đoạn trích từ sách ESL (Workout Advanced của Paul Radley và Kathy Burke, do Nelson English Language Teaching xuất bản). Cuốn sách này được sử dụng trong lớp học tiếng Anh mà tôi theo học tại một trường ngoại ngữ ở Anh.
Unit 4. Grammar: Adjectives
When two or more adjectives are used before a noun, the adjectives follow a certain order:
opinion adjectives: general/specific
descriptive adjectives: size/age/shape/colour/nationality/materialExample: They bought a lovely, stylish, large, old, rectangular, brown, English oak table.
— next page —
Use the adjectives in the correct order before each noun to make noun phrases.
Example:
beach — white, sandy, soft → a soft, white, sandy beach hotel — modern, large, expensive
climate — sunny, warm, Mediterranean
water — blue, clear, clean
restaurant — international, open-air, clean
rooms — spacious, comfortable, twin-bedded
Sách giáo khoa trình bày quy tắc ngữ pháp sắp xếp thứ tự các tính từ: “size–age–shape–color–nationality–material". Sau đó, nó chỉ đưa ra hai ví dụ và yêu cầu bạn làm bài.
Rõ ràng, bạn không thể làm bài tập bằng trực giác của mình (Bởi hai ví dụ là không đủ để có cái trực giác đó!?). Phải sử dụng quy tắc ngữ pháp ở trên.
Thêm ví dụ về các quy tắc ngữ pháp
- Không dùng must để nói về sự bắt buộc mang tính khách quan - external obligation (
I must come to work on Saturdays) - Câu hỏi gồm động từ khuyết thiếu (can, could, would, etc.) thì động từ khuyết thiếu được đặt đầu tiên, e.g. Can you cook?
- động từ thực, khác động từ khuyết thiếu, cần hậu tố -s khi sử dụng ở ngôi thứ 3 (She sells oysters, chứ không phải
She cans sing) - Hiện tại hoàn thành không dùng để nói về các quá trình đã được hoàn thành (
I’ve finished the project last week) - Dùng when, không phải while hay as, để nói về những giai đoạn trong cuộc đời (When I was in school, my sister was already married)
- when a verb ends in a single consonant in a stressed syllable, the consonant is doubled in -ed and -ing forms – e.g. wrap → wrapped, admit → admitted, but visit → visited
- in a since-clause that refers to a point in time, we use a past tense (He’s been lording it over me since he got promoted)
Thời gianedit
Chính xác thì bạn phải làm gì trong bài tập này?
- Hãy nhớ lại quy tắc (“các tính từ quan điểm đi trước, sau đó là các tính từ mô tả theo thứ tự: size–age–shape–color–nationality–material”).
- Hãy xem từng tính từ và đặt nó vào đúng danh mục (“Tính từ này là quan điểm hay để mô tả? Nếu là tính từ mô tả thì nó mô tả kích thước, tuổi tác, hình dạng, màu sắc, quốc tịch hay chất liệu gì?”).
- Sắp xếp các tính từ theo quy tắc.
Điều này là ổn chỉ khi bạn làm bài, nhưng còn việc sử dụng tiếng Anh thực tế thì sao? Hãy tưởng tượng bạn đang trải qua quá trình phân loại và sắp xếp các từ trong đầu mỗi khi bạn muốn viết hoặc nói một câu có hai tính từ trở lên.
Phải thừa nhận rằng quy tắc trên khá phức tạp, vì vậy để công bằng, chúng ta hãy xem xét một quy tắc đơn giản hơn:
Khi nói về một điều gì đó đang diễn ra tại một thời điểm xác định trong quá khứ, chúng ta sử dụng thì quá khứ tiếp diễn (ví dụ:. I was taking a shower when the telephone rang; What were you doing at 8 pm yesterday?)
Đây là những gì bạn phải làm để sử dụng quy tắc này:
- Nhắc lại quy tắc.
- Kiểm tra xem câu có xác định một thời điểm hay không – ví dụ: trong I (do) my taxes yesterday, quy tắc này không áp dụng được vì mặc dù việc thực hiện thuế diễn ra trong một khoảng thời gian nào đó, khoảng thời gian đó không được xác định rõ ràng trong câu..
- Kiểm tra xem hành động đó có được diễn ra tại thời điểm đó - ví dụ, trong My parents (freak out) when I told them I was pregnant, quy tắc không áp dụng được vì hành động chính trong câu (freak out) đã xảy ra sau "thời gian được đề cập bởi từ when" (when I told them I was pregnant)
Mặc dù quy tắc này hữu dụng hơn quy tắc trật tự tính từ (OSASCOMP) nhưng bạn vẫn phải nghĩ và sắp xếp trước khi nói
Hãy nghĩ về quy tắc ngữ pháp đôi chút: Người bản xứ học cách sử dụng thì quá khứ tiếp diễn theo cách họ học tất cả ngữ pháp, bằng cách tiếp thu một số lượng lớn các mẫu câu. Nhưng do người bản xứ sử dụng, lượng câu sẽ được tích lũy một cách chậm rãi. Điều đó không ổn nếu bạn là giáo viên và bạn muốn học sinh của mình thể hiện những dấu hiệu tiến bộ rõ ràng trong bài kiểm tra tiếp theo. Vì vậy, bạn đi đường tắt – yêu cầu học sinh ghi nhớ một quy tắc nắm bắt được bản chất của tất cả các ví dụ này.
Bởi vì các quy tắc là sự khái quát hóa dựa trên nhiều câu ví dụ nên chúng luôn được diễn đạt theo kiểu “tính từ chỉ quan điểm” hoặc “thời điểm xác định trong câu”, để chỉ những cụm từ khác nhau (stupid, disgusting, funny, at 10 am, 30 seconds ago, when I came home from work, etc.). Để áp dụng chúng, trước tiên bạn phải kiểm tra xem các phần liên quan trong câu của bạn có thuộc danh mục thích hợp không. Điều này thực sự tốn sức.
Đi ngược với điều này là input, nơi bạn tiếp thu một số lượng lớn các ví dụ và bộ não của bạn tự tạo các liên kết từ các ví dụ đó (ví dụ: động từ này đi với danh từ đó, dạng động từ này đi với loại tình huống này, v.v.). Khi quá trình này kết thúc, vào lúc bạn nghe ai đó nói điều gì đó như No, I don’t want, trực giác sẽ mách bảo với bạn rằng “câu này có gì đó không ổn”. Bạn không cần phải thực sự suy nghĩ về các cấu trúc sắp xếp ngữ pháp nào cả.
Ghi nhớedit
Nếu bạn muốn ghi nhớ điều gì đó, bạn phải xem lại nó. Trong học tập dựa trên input, việc xem xét diễn ra mọi lúc. Với mỗi câu đọc, bạn làm mới nghĩa của từ, nghĩa của cấu trúc ngữ pháp, mối liên hệ giữa từ và cấu trúc ngữ pháp, v.v. Chẳng có cách ôn tập ngữ pháp nào tự nhiên như vậy đâu
Vì lý do này, các quy tắc ngữ pháp có xu hướng dễ bị lãng quên. Thông thường, chúng không biến mất hoàn toàn mà bị "bốc hơi" từ từ:
- Hai thứ bị lẫn lộn, ví dụ:
- "Là below hoặc under được dùng khi nói về dropping hoặc falling?”
- "Là age–shape–color hoặc shape–age–color?” (age: tuổi, shape: hình dạng, color: màu)